Quốc Dân đảng tấn công toàn diện, Giải phóng Quân phòng ngự toàn diện Quốc-Cộng_nội_chiến_lần_thứ_hai

Phân cấp hành chính Trung Hoa Dân Quốc

Hoa Kỳ dàn xếp được thỏa thuận ngừng bắn, có hiệu lực từ ngày 10/1/1946. Hai phe quốc - cộng cũng đồng ý về nguyên tắc rằng quân đội của Đảng cộng sản sẽ sáp nhập vào quân đội quốc gia, tiến hành hiệp thương chính trị. Tướng Marshall quay về Washington ngày 13/3/1946 để báo cáo cho Tổng thống Mỹ Truman. Nhưng Marshall vừa đi, Tưởng Giới Thạch đã phản bội thỏa thuận và ra lệnh tấn công, hy vọng hủy diệt quân của Đảng Cộng sản ở Trường Xuân và Cáp Nhĩ Tân. Đến tháng 5, Đảng Cộng sản phải rút quân ra khỏi Trường Xuân, chạy về Cáp Nhĩ Tân.

Đúng lúc này, tướng George Marshall phải trở lại Trung Quốc, lại ép Tưởng ngừng bắn từ ngày 7/6. Dẫu vậy, Tưởng Giới Thạch và tùy tùng tin rằng việc đánh bại Đảng cộng sản chỉ là vấn đề sớm muộn nên bỏ ngoài tai đề nghị của Mỹ. Đến lúc này, giải pháp thượng lượng của Mỹ chẳng còn ý nghĩa trên thực tế.

Chính phủ Trung Hoa dân quốc ngày 26 tháng 6 năm 1946 đã ra lệnh tấn công toàn diện vào khu vực giải phóng. Ngay sau khi hiệp ước đình chiến hết hiệu lực, Quốc quân dưới sự chỉ huy của Lưu TrĩTrình Tiềm, lấy 200.000 quân làm ưu thế tấn công Hồ Bắc, Hà Nam khu vực giáp Tuyên Hoa Điếm bao vây 60.000 quân Trung nguyên Giải phóng của Lý Tiên Niệm, Lý Tiên Niệm đưa quân đội phá vòng vây

Tháng 7, đàm phán Quốc Cộng bị đình trệ tại Tô Bắc, Quốc quân bảo vệ ngoại vi Nam Kinh, phía Tô Trung và Tô Bắc do Tân Tứ quân đồn trú phát động tiến công. Quốc quân 5 Sư đoàn chỉnh biên cộng 15 lữ đoàn ước khoảng 120.000 quân, mưu tính từ Nam Thông, Thái Châu 1 mặt trận tiến công giải phóng khu Tô Trung. Giải phóng quân bắt đầu chiến dịch Tô Trung, hay còn gọi "Thất chiến thất tiệp". Túc Dụ, Đàm Chấn Lâm chỉ huy 19 đoàn ước khoảng 3 vạn quân,từ 13 tháng 7 tới 27 tháng 8, liên tục giành thắng lợi. Trong nửa tháng, tiêu diệt 6 lữ đoàn Quốc quân và 5 đại đội cảnh vệ, tổng 5 vạn quân. Quân của Túc Dụ đã tiêu diệt sư đoàn số 69 của Quốc quân. Quốc quân chiếm toàn bộ Tô Bắc, áp sát Giải phóng quân tại Lũng Hải tuyến.

Tại Sơn Tây, Giải phóng quân phát lệnh tiến công vào cuối tháng 7. 20 tháng 7, Giải phóng quân bao vây tấn công Đại Đồng, tại Ứng huyện Quốc quân phản kích, không vượt qua được. Tháng 8, Hạ Long chỉ huy quân Giải phóng bao vây Đại Đồng. Phó Tác Nghĩa toàn lực tăng viện phòng thủ cho Đại Đồng. 14 tháng 9, Phó Tác Nghĩa đưa quân số 35 của Quân Quốc dân Cách mạng thu phục Tập Ninh, phá tan bao vây Đại Đồng. Ngày 11 tháng 10, tập đoàn 36 Quốc quân đột kích chiếm từ tay Đảng Cộng sản Trung Quốc thành phố Trương Gia Khẩu, trung tâm của vùng Hoa Bắc.

Tại Sơn Đông, ngày 10 tháng 8 quân của Lưu Bá Thừa và Đặng Tiểu Bình đột kích Lũng Hải tuyến,chiếm Nãng Sơn, Lan Phong và hàng trăm Km đường sắt, sau đó Quốc quân điều quân phản công với số lượng lớn. Đầu tháng 9, Giải phóng quân rút lui đồng thời tại Định Đào tiêu diệt 3 sư đoàn chỉnh biên của Quốc quân, song Quốc quân vẫn nguyên vẹn thế tấn công. Tại Tây Nam địa khu, tuyến Đông Lỗ, Quốc quân tiến triển khá thành công, tại Tấn Nam địa khu quân của Hồ Tông Nam bị chặn, lữ đoàn 1 thuộc sư đoàn chỉnh biên số 1 bị quân của Trần Canh tiêu diệt. Cuối tháng 10,Quốc quân chiếm 25 huyện thành hoàn thành tuyến tác chiến Nam Hoa Bắc, Giải phóng quân bị áp chế phía bắc sông Hoàng Hà. Ngày 1 tháng 11,Quốc quân rút Yên Đài, chiếm Lỗ Nam. Giải phòng quân rút để Quốc quân tưởng đã thắng lợi. Tuy nhiên Giải phóng quân không thực sự giảm số lượng mà tiếp tục phản công.

Sau khi Quốc quân chiếm Trương Gia Khẩu, Đảng Cộng sản và Dân Minh yêu cầu truy cứu trách nhiệm phá hoại hòa bình của Quốc Dân Đảng. Giữa tháng 10 năm 1946 triệu tập Quốc dân Đại hội lập hiến (tiếng Trung: 制憲國民大會) trước Đại hội Chu Ân Lai tuyên bố "Quốc dân Đại hội một ngày nào đó triệu tập, nó phải ở Diên An".

Ngày 15 tháng 11 Đại hội Quốc dân tổ chức tại Nam Kinh, là Đại hội gồm nhiều đảng phái tham dự, Quốc Dân Đảng, Đảng Cộng sản, Đảng Dân Minh, Dân Xã Đảng (Đảng Dân chủ Xã hội), Thanh niên Đảng và một số thành phần khác. Trong thời gian này chính phủ Trung Hoa dân quốc ban hành lệnh ngừng bắn, nhưng vẫn đặt quân đội trong tư thế chiến đấu. Từ tháng 12 năm 1946, Quân Giải phóng Nhân dân Đông Bắc phát động tấn công, Đảng Cộng sản tuyên bố tới tháng 4 năm 1947 tiêu diệt được 4 vạn quân Quốc dân và chiếm được 11 thành thị.

Năm 1946 sau khi Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc được lập, Chính phủ Trung Hoa dân quốc yêu cầu Marshall kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc đàm phán bàn tròn lần thứ 3 nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị trong xung đột giữa 2 bên. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng lời kêu gọi của Quốc dân không có thành ý, đại biểu Đảng Cộng sản tại Nam Kinh Lục Định Nhất trả lời "Xóa bỏ Hiến pháp ngụy quyền và khôi phục vị trí quân sự ngày 31/1/1946, tán thành khôi phục và đàm phán là tối thiểu". Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng Quốc Dân Đảng đang tấn công một cách hòa bình, nhằm đổ lỗi cho Đảng Cộng sản. Còn Chính phủ Trung Hoa dân quốc cho rằng "Chính phủ chúng tôi bất đắc dĩ buộc phải huy động, tham gia chống nổi loạn, đó là sự thực lịch sử". Tháng 1 năm 1947,Quốc quân tiến vào Lỗ Nam do chủ nhiệm Từ Châu Tiết Nhạc chỉ huy khi đó Trần Nghị đang chỉ huy quân Giải phóng tại Lỗ Nam.

Tại chiến trường phía Đông Bắc, quân của Lâm BưuLa Vinh Hoàn chiếm ưu thế, được tranh bị tốt vũ khí từ các cuộc tấn công. Mùa hè năm 1947, Quốc quân tuy liên tục giành thắng lợi tại các Địa, nhưng tại phòng địa Đông Bắc do rộng lớn nên thiếu hụt lượng lớn binh lực. Giao thông bị Quân giải phóng phá hủy, nên bị đưa vào thế bị động. Cuối tháng 2 cùng năm,Lâm Bưu vượt sông Tùng Hoa xâm lấn Giang Nam, đầu tháng 5 phát động tiến công ác liệt, ngày 17 chiếm được Hoài Đức, ngày 21 chiếm đồn Công Chủ, Vĩnh Cát, Trường Xuân, Tứ Bình Nhai lâm vào thế bị bao vây.

Cuối tháng 2 năm 1947, Chính quyền Trung ương trục xuất đại diện Đảng Cộng sản tại Nam Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh. Đảng Cộng sản đưa đại biểu di tản đến hết ngày 5/3 và dừng tờ "Tân hoa nhật báo" tại Trùng Khánh. Từ tháng 7 năm 1946 tới tháng 2 năm 1947, sau 8 tháng chiến đấu, quân đội chính quy Quốc quân bị tiêu diệt 66 sư đoàn, tổn thất 71 vạn quân, cuộc chiến gây ra tổn thất nghiêm trọng.